Trong ngành sản xuất nội thất, việc dán cạnh gỗ MDF đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại keo tốt nhất dán cạnh MDF hiện nay, nhằm hỗ trợ quá trình lựa chọn keo phù hợp cho nhu cầu cụ thể.
Nội dung bài viết
Loại keo tốt nhất dán cạnh MDF
Trong ngành sản xuất nội thất từ gỗ công nghiệp MDF, việc chọn lựa keo dán cạnh phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Dưới đây là thông tin chi tiết về ba loại keo dán cạnh MDF tốt nhất hiện nay: keo hạt hotmelt, keo hotmelt PUR và keo sữa dán cạnh.
Keo nhiệt hotmelt
Keo hotmelt (hay còn gọi là keo nhiệt nóng chảy) là loại keo được sử dụng phổ biến trong keo dán gỗ công nghiệp nói chung và dán cạnh MDF nói riêng. Loại keo này có nhiều loại khác nhau với mức nhiệt độ làm việc từ thấp đến cao, phù hợp cho máy dán cạnh tự động, bán tự động, máy dán tay. Phù hợp để dán nhiều chất liệu chỉ cạnh như veneer, nhựa ABS, PVC,…
Keo hotmelt PUR
Keo PUR là loại keo tốt nhất dán cạnh MDF, rất được ưa chuộng dùng trong lĩnh vực dán gỗ. Keo được đánh giá rất cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội: kết dính ưu việt, chống thấm nước, chống ăn mòn cao, kháng nhiệt, kháng dung môi tốt.
Keo PUR là lựa chọn lý tưởng khi dùng cho các sản phẩm đồ nội thất cao cấp hay các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm như cửa phòng tắm, bồn rửa tay, tủ bếp,….
Keo sữa dán cạnh
Keo sữa dán cạnh MDF có thành phần chính Poly (Vinyl Acetate) – hợp chất polyme hữu cơ. Loại keo này ở dạng lỏng có màu trắng đục như màu đặc trưng của sữa và được sản xuất bằng cách kết hợp các thành phần bao gồm nước, polyme và phụ gia. Keo sữa có thời gian đóng rắn nhanh, tính kết dính tốt và độ bền keo khá ổn định. Keo sữa thích hợp cho các công đoạn dán cạnh thủ công.
>>> Việc lựa chọn loại keo dán cạnh MDF phù hợp không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu hóa quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể về môi trường sử dụng, tính thẩm mỹ và độ bền, các nhà sản xuất có thể chọn lựa keo hạt hotmelt, keo hotmelt PUR hoặc keo sữa dán cạnh để đạt được kết quả tốt nhất cho sản phẩm của mình.
Để được tư vấn loại keo phù hợp với nhu cầu công việc, quý khách vui lòng liên hệ với TECHBOND: 0866 15 37 68 để được tư vấn hỗ trợ.
Quy trình sử dụng keo dán cạnh gỗ MDF
Dán cạnh gỗ MDF là công đoạn quan trọng trong sản xuất nội thất, quyết định tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Quy trình sử dụng keo dán cạnh gỗ MDF bao gồm các bước chính sau:
Chuẩn bị bề mặt cạnh
- Đảm bảo bề mặt cạnh gỗ MDF sạch và mịn, không còn dầu mỡ hay các chất bẩn khác có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của keo.
- Trong các trường hợp cần thiết, có thể dùng giấy nhám để làm mịn các bề mặt cạnh, loại bỏ bất kỳ gờ hoặc điểm mấp mô.
Chọn và chuẩn bị keo dán
- Chọn loại keo dán phù hợp với yêu cầu sản xuất và chuẩn bị keo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, chọn loại keo như keo hạt hotmelt, keo hotmelt PUR, hoặc keo sữa dán cạnh.
- Đối với keo hạt hotmelt và keo PUR, cần đun nóng keo đến nhiệt độ làm việc (thường từ 130°C đến 220°C). Đối với keo sữa, khuấy đều trước khi sử dụng để đảm bảo độ đồng nhất.
Thi công dán cạnh
- Sử dụng máy dán cạnh hoặc bôi keo bằng tay đều lên bề mặt cạnh gỗ MDF.
- Đặt nẹp cạnh lên phần keo đã bôi, đảm bảo nẹp được căn chỉnh chính xác. Nếu sử dụng máy dán cạnh tự động, máy sẽ tự động căn chỉnh và ép nẹp vào cạnh gỗ.
- Sử dụng con lăn hoặc máy ép để ép chặt nẹp vào cạnh gỗ, đảm bảo keo lan đều và không có bọt khí.
Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
- Để keo nguội hoàn toàn. Thời gian nguội tùy thuộc vào loại keo sử dụng.
- Kiểm tra các đường keo xem có bị bong tróc, phồng rộp hay không. Đảm bảo nẹp cạnh được dán chắc chắn và thẩm mỹ.
- Sử dụng khăn sạch hoặc dung dịch vệ sinh để lau sạch keo thừa và bụi bẩn trên bề mặt cạnh và sản phẩm.
Những vấn đề thường gặp khi dán cạnh MDF và cách khắc phục
Vấn đề bong tróc cạnh
- Sử dụng lượng keo phù hợp và phủ đều trên toàn bộ bề mặt cạnh MDF.
- Trước khi dán, cần làm sạch bề mặt cạnh bằng khăn sạch để loại bỏ bụi và tạp chất, giúp keo kết dính chắc chắn hơn và tốt hơn.
- Tăng áp lực dán bằng cách sử dụng con lăn hoặc máy ép để tạo áp lực đều và đủ mạnh khi dán nẹp
Keo bị vón cục hoặc không đều
- Keo không được làm nóng đủ hoặc quá nóng khiến keo không có độ nhất quán => Điều chỉnh nhiệt độ đun keo để đảm bảo keo có độ lỏng phù hợp. Đồng thời kiểm tra hệ thống phun, vòi phun xem có đang hoạt động đúng cách hay không.
Keo không khô hoặc khô quá nhanh
- Sai loại keo: Chọn sai loại keo so với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của môi trường làm việc.
- Điều kiện môi trường không phù hợp: Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường không phù hợp với yêu cầu khô keo.
Đường keo thiếu thẩm mỹ
- Keo không trong suốt: Sử dụng keo có màu không phù hợp với màu của MDF và nẹp cạnh => thay đổi màu sắc keo
- Đường keo không đều: Keo bị lan ra không đều khiến đường keo bị lộ rõ và không thẩm mỹ => Sử dụng máy dán cạnh chính xác để kiểm soát lượng và vị trí bôi keo, đảm bảo keo được bôi đều và không bị lan ra ngoài.
CÔNG TY TNHH TECHBOND MFG (VIỆT NAM)
- Địa chỉ: Số 18 VSIP II-A, Đường số 23 KCN Việt Nam – Singapore II-A, P. Vĩnh Tân, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Hotline: 0866 15 37 68 (Liên hệ mua hàng)
- Email: info@techbond.com.vn
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến keo nhiệt hotmelt?
- Các vấn đề khi sử dụng keo nhiệt và cách xử lý
TECHBOND MFG Việt Nam là công ty sản xuất keo dán công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm keo dán được tùy chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau từ khách hàng của mình.