Keo PVA và keo sữa đều là tên của những loại keo phổ biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại keo này. Vậy keo PVA có phải là keo sữa không? cùng TECHBOND tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Keo sữa là gì? Keo PVA có phải là keo sữa không?
Khi nhắc đến keo sữa, sẽ xuất hiện đồng thời hai cách hiểu:
Thứ nhất là là loại keo có màu trắng đục như sữa – hay còn gọi là keo PVA. Keo có thành phần chính là nhựa Polyvinyl Acetate) – một hợp chất polyme hữu cơ.
Thứ hai là keo làm từ sữa: keo được làm từ protein casein của sữa – thành phẩm được tạo thành do phản ứng hóa học giữa sữa và giấm. Đây là loại keo handmade có thể dễ dàng tự làm tại nhà, có độ bền cao; thường được sử dụng để dán giấy, làm đồ thủ công,…
Nếu như xét về thành phần cấu tạo thì keo PVA không phải là keo sữa. Keo PVA là một loại keo tổng hợp được làm từ polyvinyl acetate, trong khi keo sữa là một loại keo tự nhiên được làm từ sữa.
Tuy nhiên nếu xét về cảm quan thì keo PVA có nét tương đồng với keo sữa. Vì thế, mọi người cũng thường hay gọi keo PVA là keo sữa.
Trong các lĩnh vực chế tạo keo dán cũng như các lĩnh vực sử dụng keo dán, khi nhắc đến keo sữa thì mọi người sẽ hiểu đó là keo PVA.
Ứng dụng của keo PVA
Keo có thời gian khô khá nhanh, độ liên kết bền vững, sử dụng tốt trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, giấy, tem nhãn, bao bì phủ màng, nhựa, gỗ, vải,… Keo PVA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng như:
- Sử dụng trong ngành chế tác gỗ: áp dụng tốt trên gỗ tự nhiên, ván ép, ván dăm hay MDF. Đặc biệt, dòng keo ghép gỗ D4 TECHBOND phù hợp cho cả ghép nguội và ghép cao tần.
- Trong ngành giấy và bao bì, keo PVA được sử dụng làm keo bồi giấy, keo dán gáy sách, keo dán tem nhãn, keo dán nhãn chai bia, keo dán thùng carton,…
- Ứng dụng trong nghệ thuật và làm đồ thủ công, ví dụ như khảm.
- Hỗn hợp 50/50 của PVA và nước tạo thành chất trám trét rất tốt, dùng làm lớp sơn lót cho vách thạch cao hay sử dụng như một loại sơn bóng nội thất không thấm nước.
Những lưu ý khi sử dụng keo sữa TECHBOND
- Keo PVA có thời gian khô khá nhanh, vì thế bạn cần phải lau sạch phần keo thừa sau khi thi công trước khi chúng khô. Các vết keo thừa có thể làm sạch bằng khăn ẩm.
- Keo sữa có nhiều loại khác nhau với những đặc tính khác nhau, ví dụ như keo dùng trong nội thất sẽ khác với keo dùng cho ngoại thất. Do đó bạn cần lựa chọn loại keo phù hợp.
- Vì keo sữa có thể hòa tan trong nước vì thế bạn có thể pha loãng keo với nước (đổ từ từ nước vào keo và khuấy đều) để tạo lớp keo mỏng hơn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm keo cũng như giúp keo khô nhanh.
- Bề mặt vật liệu cần phải sạch, nhám mịn, không dính dầu mỡ hay bụi bẩn để chất lượng mối dán là tốt nhất.
- Sau khi sử dụng keo sữa, bạn nhớ đóng nắp hoặc buộc cẩn thận phần mở của gói để giữ cho nó khô ngăn ngừa keo bị khô. Bảo quản keo sữa nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
Các câu hỏi thường gặp
Keo sữa có dán giấy được không?
- Keo sữa ứng dụng tốt trên nhiều chất liệu, bao gồm giấy, bao bì, tem nhãn hay cả giấy có phủ màng BOPP, PE,…
- Tạo sự kết dính bền vững giữa giấy và các vật liệu khác hoặc giữa các lớp giấy với nhau (bồi giấy)
- Khô nhanh, màu keo trong, không ố vàng theo thời gian
- Chống ẩm, kháng nước, đảm bảo độ bền cho mối liên kết.
Điều quan trọng là chọn đúng loại keo sữa để phù hợp với mục đích sử dụng, vì không phải tất cả các loại keo đều được tạo ra như nhau. Các yếu tố như thời gian khô, độ trong suốt và khả năng chống nước đều có thể ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng.
>>> Liên hệ TECHBOND: 0866 15 37 68 để nhận tư vấn về loại keo phù hợp với từng chất liệu và mục đích sử dụng.
Keo sữa có chống nước không?
Hầu hết keo PVA đều có khả năng chống nước. Keo sữa dán gỗ của TECHBOND đạt các tiêu chuẩn D3, D4 của châu u. Theo đó, keo ghép gỗ tiêu chuẩn D4 là dòng keo có độ bám dính rất tốt, tính kháng nước cao và phù hợp cho việc sử dụng cho các sản phẩm đồ gỗ dùng ngoài trời.
Keo sữa có độc không?
Keo PVA được làm từ polyvinyl acetate, một loại polime không độc hại nên keo được coi là an toàn cho người sử dụng, kể cả trẻ em. Keo PVA không gây kích ứng da hoặc mắt. Tuy nhiên, nếu keo PVA dính vào mắt, hãy rửa sạch ngay lập tức bằng nước sạch.
Bạn cũng không nên dùng keo sữa trong không gian kín quá lâu vì hít keo sữa nhiều sẽ gây ra đau đầu, khó thở.
Làm thế nào để xử lý keo sữa dính trên tay, quần áo?
Nếu keo sữa dính vào quần áo, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm để chà vài lượt. Làm sạch bằng nước hoặc thêm xà phòng và chất tẩy rửa để loại bỏ hoàn toàn chất kết dính. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cồn hoặc giấm: dùng một miếng vải thấm giấm hoặc rượu sau đó chườm lên vết keo khoảng 3 phút. Khi keo mịn thì xoa nhẹ để loại bỏ vết keo.
Khi keo sữa dính trên tay, bạn thực hiện tương tự bằng cách sử dụng nước ấm và xà phòng.
Bài viết trên đây, TECHBOND đã cung cấp những thông tin về keo sữa và keo PVA, đồng thời giải đáp câu hỏi Keo PVA có phải là keo sữa không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn độc có thêm những kiến thức cần thiết, hỗ trợ cho quá trình lựa chọn loại keo dán phù hợp. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về sản phẩm keo dán công nghiệp cho từng lĩnh vực, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH TECHBOND MFG (VIỆT NAM)
- Địa chỉ: Số 18 VSIP II-A, Đường số 23 KCN Việt Nam – Singapore II-A, P. Vĩnh Tân, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Hotline: 0866 15 37 68 (Liên hệ mua hàng)
- Email: info@techbond.com.vn
TECHBOND MFG Việt Nam là công ty sản xuất keo dán công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm keo dán được tùy chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau từ khách hàng của mình.