Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến tính kết dính của keo nóng chảy chính là nhiệt độ. Vậy nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến keo nhiệt hotmelt? Trong bài viết này, TECHBOND sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì hiệu quả của keo nóng chảy và đáp ứng các mục đích sử dụng
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của nhiệt độ đối với quá trình sử dụng keo nhiệt
Keo nhiệt hotmelt được làm từ vật liệu nhựa nhiệt dẻo (hoặc polymer) và có đặc tính hóa mềm/lỏng ở nhiệt độ cao. Ngược lại, trong quá trình nguội đi, keo hotmelt đặc lại và tạo thành liên kết vững chắc.
Mỗi loại keo hotmelt sẽ có các đặc tính khác nhau và yêu cầu về nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Keo phải được áp dụng ở nhiệt độ chính xác để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Nếu quá nóng thì thời gian đông kết quá lâu và nếu quá nguội thì có thể nhanh chóng đông đặc trước khi vật liệu được kết dính.
Nếu có quá nhiều độ ẩm trong không khí có thể ảnh hưởng đến thời gian keo khô và ảnh hưởng đến độ kết dính.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ kết dính
Độ bám dính là khả năng kết dính hai bề mặt vật liệu với nhau. Trong trường hợp keo nhiệt hotmelt, độ bám dính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bản chất của vật liệu cần dán, loại keo sử dụng và nhiệt độ.
Nhiệt độ có tác động lớn đến độ bám dính của keo nhiệt hotmelt. Mỗi loại keo thường có một khoảng nhiệt độ hoạt động tối ưu, trong khoảng nhiệt độ tối ưu đó, keo dán đảm bảo được khả năng kết dính 2 bề mặt vật liệu với nhau và tạo ra liên kết bám dính chắc chắn.
Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ bám dính của keo.
Nhiệt độ quá cao có thể làm cho keo bị cháy, bay hơi một số thành phần quan trọng, dẫn đến giảm khả năng bám dính. Keo có thể bị khô quá nhanh, không đủ thời gian để thẩm thấu vào bề mặt vật liệu, tạo ra liên kết bám dính yếu.
Nhiệt độ quá thấp khiến keo không nóng chảy hoàn toàn, không thể thẩm thấu vào bề mặt vật liệu, dẫn đến giảm độ bám dính. Keo có thể bị khô chậm, tạo ra liên kết bám dính không chắc chắn.
Nhiệt độ tác động đến độ cứng, độ bền nhiệt
Các loại keo nóng chảy khác nhau sẽ có mức độ chịu nhiệt khác nhau. Một nguyên tắc chung cần ghi nhớ là khi nhiệt độ tăng, độ bền của chất kết dính nóng chảy sẽ giảm. Chất kết dính sẽ trải qua những thay đổi về mặt hóa học làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của keo. Từ đó gây ra những thay đổi độ bền, độ đàn hồi và độ cứng của keo.
Sau khi keo được dán lên bề mặt vật liệu và nguội đi, nó mới phát huy tối đa khả năng kết dính. Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao khi sử dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ cứng. Keo có thể bị chảy lỏng, tràn ra ngoài mép dán, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ phỏng cho người sử dụng.
>>> Để giảm thiểu các sự cố này, bạn cần tìm hiểu và đọc kỹ thông tin kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp về khả năng chịu nhiệt độ. Ví dụ, Polyethylene (PE) có khả năng chịu nhiệt độ liên tục lên tới 80°C (176°F) và 95°C (203°F). Các loại keo nhiệt khác như polyurethane (PUR), có khả năng chịu nhiệt và hóa chất tốt.
Độ bền nhiệt của keo cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi nhiệt độ quá cao, cấu trúc hóa học của keo có thể bị phá vỡ, dẫn đến giảm độ đàn hồi, khả năng chịu lực và độ bám dính của keo.
Hiện tượng này được gọi là thoái hóa nhiệt. Do đó, việc tuân thủ các thông số kỹ thuật về nhiệt độ sử dụng keo là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả và độ bền của mối dán.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ nhớt keo
Độ nhớt là thước đo khả năng chống lại lực cản của chất lỏng. Nhiệt độ tác động lên keo kết dính càng cao thì độ nhớt càng thấp (lỏng).
Nếu keo hotmelt quá nóng và trở nên quá nhớt, điều đó có thể đồng nghĩa với nguy cơ bỏng cao hơn, khó thực hiện các công việc lắp ráp hơn (ví dụ như: keo bị chảy, tràn mép gây phỏng, khó cố định đường keo trên bề mặt dán,…) và kéo dài quá trình sản xuất (do cần chờ keo đông đặc lại).
Mặt khác, khi keo không đạt đến mức nhiệt phù hợp thì keo sẽ nhanh khô trước khi kịp kết dính với bề mặt vật liệu thứ 2. Ngoài ra, keo không đủ độ “lỏng” để chảy qua dụng cụ thi công (vòi phun keo, ống dẫn keo) thì cũng sẽ gây cản trở cho quá trình sử dụng, giảm hiệu suất của keo.
Điều chỉnh nhiệt thấp để tăng độ nhớt keo có thể làm cho các phân tử polymer và wax không thấm ướt được bề mặt vật liệu và điều đó sẽ dẫn đến không thể hình thành được liên kết mong muốn.
Điều chỉnh nhiệt cao để giảm độ nhớt của keo. Việc này có thể vược ra ngoài khoảng trên trong vùng hoạt động của keo dán. Nhiệt độ càng cao quá trình oxy hóa càng nhanh dẫn đến giảm chất lượng keo.
>>> Xem thêm:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian áp dụng keo
Thời gian áp dụng keo (Open time) là khoảng thời gian từ khi áp dụng keo lên bề mặt vật liệu đến khi keo vẫn tạo được độ bám dính với bề mặt kia. Khi áp dụng nhiệt độ cao thì sẽ làm tăng thời gian mở bằng cách giữ chất kết dính ở trạng thái nóng chảy trong thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao có thể rút ngắn thời gian mở bằng cách đẩy nhanh quá trình làm mát và đông đặc.
Qua bài viết trên, TECHBOND đã giải đáp thắc mắc “nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến keo nhiệt hotmelt”. Nói tóm lại, nhiệt độ gây ra những tác động bất lợi đến hiệu quả sử dụng keo nếu như không được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu bạn đang không chắc chắn về nhiệt độ của keo hotmelt mà mình đang sử dụng hoặc có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm keo hotmelt theo nhu cầu, vui lòng liên hệ với TECHBOND theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất!
CÔNG TY TNHH TECHBOND MFG (VIỆT NAM)
- Địa chỉ: Số 18 VSIP II-A, Đường số 23 KCN Việt Nam – Singapore II-A, P. Vĩnh Tân, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Hotline: 0866 15 37 68 (Liên hệ mua hàng)
- Email: info@techbond.com.vn
TECHBOND MFG Việt Nam là công ty sản xuất keo dán công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm keo dán được tùy chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau từ khách hàng của mình.