Skip to main content
TIN TỨC

Tìm hiểu về keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao

By Tháng Sáu 7, 2024Tháng Sáu 10th, 2024No Comments

Keo nóng chảy được chia thành hai loại chính dựa trên nhiệt độ sử dụng: keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao. Mỗi loại keo này đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt, phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của công việc. Việc tìm hiểu về keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao không chỉ giúp chúng ta lựa chọn đúng loại keo cho từng mục đích sử dụng mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình làm việc.

Giới thiệu chung về keo nhiệt (hotmelt glue)

Keo nóng chảy, keo hotmelt (hotmelt adhesive) còn được gọi là keo nhiệt là một loại keo đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Đây là một loại chất kết dính nhựa dẻo. Khi ở nhiệt độ thường, chúng tồn tại dưới dạng thể rắn với nhiều hình dạng khác nhau (thanh tròn, hạt, viên, khối…). Khi được nung nóng đến nhiệt độ nhất định, keo sẽ chuyển thành dạng lỏng và có khả năng kết dính nhiều loại vật liệu. Sau khi nguội, keo sẽ trở lại trạng thái rắn và tạo ra mối liên kết chắc chắn.

Khi lựa chọn keo hotmelt cho từng mục đích cụ thể, bạn cần nắm được các thông số kỹ thuật quan trọng sau đây:

  • Nhiệt độ nóng chảy (Softening Temperature): Là nhiệt độ mà keo bắt đầu nóng chảy và chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng.
  • Nhiệt độ làm việc (Application Temperature): Là nhiệt độ mà keo đạt độ nóng chảy tối ưu và có thể bắt đầu trải keo, phun keo lên bề mặt cần dán.
  • Độ nhớt (Viscosity): Đo độ đặc của keo ở trạng thái lỏng, đơn vị thường là centiPoise (cP).
  • Thời gian đông rắn (Set Time): là khoảng thời gian keo cần để chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn ở nhiệt độ phòng.
  • Lực kết dính (Bond Strength): Đo lực cần thiết để tách rời hai bề mặt đã được kết dính bởi keo.
  • Mức kháng nhiệt (Heat Resistance): Nhiệt độ tối đa mà keo vẫn giữ được tính năng kết dính sau khi đông rắn.

>>> Xem thêm: Các thông số kỹ thuật cần biết về keo nhiệt hotmelt

So sánh keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao

Ngay từ cách gọi, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt chính giữa keo nóng chảy nhiệt độ cao và keo nóng chảy nhiệt độ thấp chính là ở nhiệt độ nóng chảy. Cụ thể:

Tiêu chí Keo nóng chảy nhiệt độ thấp Keo nóng chảy nhiệt độ cao
Nhiệt độ nóng chảy Từ 65°C đến 120°C Từ 150°C đến 220°C
Thời gian đóng rắn Nhanh, chỉ vài giây sau khi tiếp xúc với không khí lạnh Có thể mất vài phút
Lực kết dính Yếu hơn Chắc chắn hơn
Chịu nhiệt Kém hơn Tốt hơn
Chịu hóa chất Kém hơn Tốt hơn
Giá thành Rẻ hơn  Đắt hơn

>>> Đánh giá: Nhìn chung, keo nóng chảy nhiệt độ cao có đặc tính kỹ thuật tốt hơn về độ bền, lực kết dính, chịu nhiệt và chịu hóa chất nhưng giá thành sẽ cao hơn. Trong khi đó, keo nóng chảy nhiệt độ thấp tiết kiệm năng lượng hơn nhưng có đặc tính kỹ thuật kém hơn. Do đó việc lựa chọn loại keo nào sẽ phụ thuộc vào từng mục đích cụ thể.

Các trường hợp nên sử dụng keo hotmelt nhiệt cao

Keo nhiệt hotmelt nhiệt độ cao phù hợp sử dụng cho các vật liệu như: kim loại, gỗ, nhựa cứng,.. với các đòi hỏi độ bền cao, chịu nhiệt và áp lực lớn. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

  • Trong ngành gỗ công nghiệp (sản xuất đồ nội thất, ván ép, ván ghép thanh,…). Keo nóng chảy nhiệt độ cao có lực kết dính mạnh, chịu nhiệt và chịu lực tốt nên đảm bảo độ bền lâu dài cho các sản phẩm gỗ.
  • Trong ngành điện tử (ghép nối linh kiện điện tử, lắp ráp bo mạch in, vỏ máy tính,…). Keo nhiệt độ cao chịu được nhiệt độ cao khi vận hành, chống được tác động của hóa chất và điện áp.
  • Trong ngành đóng gói: Đóng gói sản phẩm đòi hỏi liên kết chắc chắn, tính chịu lực cao như thùng carton hàng đông lạnh, hộp giấy cứng,…
  • Trong ngành sản xuất đồ chơi, gia dụng.
keo nong chay nhiet do thap va keo nong chay nhiet do cao 2

Keo hotmelt nhiệt độ cao thích hợp cho các mục đích yêu cầu độ kết dính chắc chắn

Các trường hợp nên sử dụng keo hotmelt nhiệt độ thấp

Theo khuyến cáo của chuyên gia, keo hotmelt nhiệt độ thấp nên sử dụng cho các vật liệu nhạy cảm với nhiệt (giấy, vải, nhựa mỏng); không đòi hỏi độ bền quá cao nhưng cần tốc độ đóng rắn nhanh và không gây hại cho sản phẩm.

  • Trong ngành đóng gói thực phẩm, đồ uống (đóng gói bao bì cho thực phẩm, hộp giấy mỏng, nhãn tem,…)
  • Trong ngành may mặc, giày da (ghép nối vải, da lộn, gắn nhãn hiệu, đính đá lên sản phẩm,…): Keo nhiệt độ thấp không làm cháy hay hư hỏng các vật liệu nhạy nhiệt này.
  • Ngành xốp, đệm
  • Ngành bao bì giấy (đóng gói, ghép nối hộp giấy, cứng, thùng carton nhẹ,…).
keo nong chay nhiet do thap va keo nong chay nhiet do cao

So sánh keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao

>>> Cần tìm hiểu kỹ lưỡng về loại keo sẽ sử dụng để phù hợp với từng mục đích cụ thể và để tránh lãng phí. Ví dụ như đối với một số ứng dụng dán giấy, bao bì không đòi hỏi cao về tính kết dính mạnh thì có thể sử dụng keo nóng chảy nhiệt độ thấp, giá thành thấp hơn, giúp tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn đảm bảo hiệu suất kết dính.

Qua bài viết trên đây, Techbond đã cung cấp các thông tin về keo nóng chảy nhiệt độ thấp và keo nóng chảy nhiệt độ cao. Từ đó giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất! Quý khách cần tư vấn thêm về các sản phẩm keo dán công nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây!

CÔNG TY TNHH TECHBOND MFG (VIỆT NAM)

  • Địa chỉ: Số 18 VSIP II-A, Đường số 23 KCN Việt Nam – Singapore II-A, P. Vĩnh Tân, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Hotline: 0866 15 37 68 (Liên hệ mua hàng)
  • Email: info@techbond.com.vn
techbond_vn

Author techbond_vn

TECHBOND MFG Việt Nam là công ty sản xuất keo dán công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm keo dán được tùy chỉnh linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu khác nhau từ khách hàng của mình.

More posts by techbond_vn

Leave a Reply